Russia, Moscow, Street per. Gruzinskiy, Buil. 3
Email: Donghuonggroup@mail.ru

Nov 11

Các ngày lễ tết ở Nga

Khác với những gì người ta thường nghĩ, nguồn gốc của nhiều lễ hội của Nga thường không liên quan tới các lễ hội của đạo Ky-tô nói chung và Chính thống giáo nói riêng, tôn giáo mà phần lớn người Nga theo. Lễ hội dân tộc của nước này thường bắt nguồn từ xa xưa, thời kỳ của chủ nghĩa vô thần. Thiên chúa giáo đã kết thúc chủ nghĩa vô thần bằng những nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều truyền thống vẫn được bảo tồn dưới dạng các dịp vui chơi hay lễ hội, thậm chí một vài lễ hội còn được đưa vào chính các nghi lễ và truyền thống của đạo Ky-tô.

1. Lễ Giáng sinh của Đạo Cơ đốc chính thống



Peter Đại Đế, vị hoàng đế ưu tú của nước Nga đã mang lại nhiều đổi thay trong cuộc sống cũng như trên tờ lịch của nước Nga. Lễ Giáng sinh là một ví dụ. Mặc dù, Giáng sinh vẫn là một trong những ngày lễ chính của người theo đạo Ky-tô ở Nga, Giáng sinh của Nga lại được tổ chức vào ngày 7/1 theo lịch Nga chứ không phải ngày 25/12 theo lịch Tây.

2. Lễ Kolyadki



Ở Nga, không có bất cứ một lễ hội nào được tổ chức theo nhiều tập tục và nghi lễ như những ngày lễ Giáng sinh. Một trong các nghi lễ trong các ngày Giáng sinh đó được gọi là Kolyadki. Trong buổi lễ này, người ta thường chúc cho nhau hạnh phúc và khỏe mạnh. Trong buổi lễ, người ta làm ra một bà tuyết với cái mũi bằng cà rốt, mắt bằng quả mận khô và rǎng bằng hạt đậu xanh. Đức mẹ Kolyadki (như ông già Noel) với một vài người hộ tống đem theo những ngôi sao đến dự hội để chúc mừng mọi người và tham gia những trò chơi vui vẻ. Họ hát hò và nhảy múa trong một vòng trên tuyết xung quanh ánh lửa bập bùng suốt lễ hội.

3. Lễ Phục Sinh



Cũng như các nước theo Đạo Ky-tô khác, ở Nga cũng có ngày lễ Phục Sinh. Người ta sẽ làm loại bánh mỳ ngọt đặc biệt, có hình tròn (gọi là bánh Phục Sinh) và được bày bán ở hầu hết các hiệu bánh mỳ trong dịp lễ. Ngoài ra, người ta còn làm cả bánh Paskha (một loại bánh làm bằng hỗn hợp sữa có đường, nho khô và bơ) và những quả trứng được nhuộm nhiều màu sắc sặc sỡ. Trứng đỏ được coi là biểu tượng của lễ Phục Sinh. Trứng Phục Sinh có nhiều mục đích, nó là món quà truyền thống để tặng bạn bè và người thân thay lời chúc mừng trong lễ Phục Sinh. Có một câu thành ngữ nói rằng, nếu bạn rửa mặt bằng nước có cả trứng phục sinh, bạn sẽ luôn giàu có và xinh đẹp. Lễ Phục Sinh cũng là dịp để mọi người đi thǎm hỏi bà con, họ hàng.

4. Lễ hội Red Hill



Ngày chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh được gọi là ngày lễ Red Hill. Ngày này được coi là dịp tốt nhất dành cho các đôi uyên ương tổ chức lễ cưới. Trước kia, mọi người thường đón chào mùa xuân trong lễ hội này, như thể để "mời" mùa xuân tới nhà mình vậy. Vào dịp lễ hội, bạn sẽ bắt gặp ở khắp nơi mọi người hát hò nhảy múa xung quanh những cây cối đang đâm chồi nảy lộc.

5. Lễ Ivan Kupalo



Ở các nước theo Đạo Cơ đốc chính thống trên khắp châu Âu, người ta thường tổ chức lễ thánh John và lễ rửa tội. ở Nga, ngày này gọi là Ivan Kupalo. Mọi thứ trong ngày này đều liên quan tới nước. Trước đây, các cô cậu thường xuống sông bơi cho đến tận đêm, sau đó họ đốt lửa và nắm tay nhau nhảy qua đống lửa. Nếu sau khi nhảy qua lửa, họ vẫn nắm tay nhau thì đó sẽ là dấu hiệu tốt, báo hiệu một lễ cưới chẳng còn bao xa.

6. Lễ hội Troitsa



Ở Nga, lễ hội dân gian "Troitsa" được tổ chức rất rầm rộ. Vào ngày lễ hội, nhà cửa đều được trang hoàng bằng những cành cây xanh tốt. Những bộ quần áo của các cô gái được treo trên những cây bulô nhỏ và người ta hát hò nhảy múa xung quanh. Những chiếc vòng làm bằng cành và hoa bulô được nhúng xuống nước để bói xem số phận của mỗi người.

7. Lễ hội Spas



Tháng 8, tháng cuối cùng của mùa hè, khi mùa màng đã xong, người Nga thường tổ chức 3 ngày hội khác nhau, trong tiếng Nga gọi là "Spas".

Ngày hội Spas đầu tiên là Honey Spas (lễ hội mật ong) (14/8)



Ngày hội Spas thứ 2 là Apple Spas (lễ hội táo) (19/8)



Ngày hội thứ 3 là Nut Spas (lễ hội các loại hạt) (29/8)



Lễ hội Spas mang sương giá đến cho đất đai và cây cỏ. Sau ngày lễ Spas đầu tiên, người ta sẽ thu hoạch mật ong. Ngày thứ 2, thu hoạch táo và ngày thứ 3 là quả hoạch.

8. Lễ tiễn mùa đông ở nước Nga



Những Lễ Hội Truyền Thống Đặc Sắc Ở Nga: Trước đây, Lễ tiễn mùa đông là của riêng người nông dân ở nước Nga, sau một mùa đông giá rét, băng tuyết phủ kín các cánh đồng, không thể trồng trọt gì được, người nông dân chỉ mong mùa đông qua thật nhanh để có thể tiếp tục công việc đồng áng vào mùa xuân. Lễ hội đặc sắc ở Nga để tiễn mùa đông thường được tổ chức ở những nơi có không gian rộng lớn để nhiều người có thể tham dự, đa số các tiết mục văn nghệ đều là “cây nhà lá vườn” nhưng về cơ bản, lễ tiễn mùa đông các năm luôn được mở đầu bằng hình ảnh những chú bé mặc quần áo truyền thống ngộ nghĩnh cầm đuốc rơm đốt hình nộm khổng lồ. Theo kinh nghiệm du lịch Nga đây là một trong số ít những lễ hội hấp dẫn bậc nhất nước Nga thu hút lượng lớn du khách tham gia lễ hội.

ĐỒNG HƯƠNG GROUP