Các giao dịch với đồng tiền kỹ thuật số được sử dụng rỗng rãi bởi các nhà đầu tư cá nhân. Vậy làm sao để đánh thuế những giao dịch này trong thực tế hiện tại ở Nga ?
Vào tháng 11 Bộ Tài chính đã công bố một văn bản, trong đó lần đầu tiên với những giải thích cách đánh thuế đối với thu nhập từ các giao dịch với đồng tiền kỹ thuật số ở Nga, lấy đồng Bitcoin làm ví dụ.
Trong văn bản có nhắc tới rằng, nước Nga đang thiếu những quy định cụ thể về việc đánh thuế thu nhập từ các giao dịch với đồng Bitcoin, các thông tin tham khảo thêm của Điều 228 Luật thuế Liên bang Nga tuyên bố cần tự giác tính và nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương theo quy định của hợp đồng dân sự. Điều này có nghĩa là người Nga cần tự khai thu nhập từ các giao dịch mua bán đồng tiền kỹ thuật số và trả thuế dựa trên tổng thu nhập đó. Tuy nhiên việc đánh thuế hoạt động giao dịch với đồng Bitcoin vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót.
Cụ thể, người đóng thuế khi xác định đối tượng chịu thuế của mình qua các giao dịch với đồng tiền kỹ thuật số qua việc trả lời các câu hỏi sau:
• Những Điều nào trong Luật thuế Liên bang sẽ điều chỉnh các giao dịch với đồng tiền kỹ thuật số ?
• Phương pháp nào tính toán đồng tiền kỹ thuật số nên sử dụng với mục đích tính toán kết quả tài chính.
• Có thể dựa trên thậm hụt (thua lỗ) trong các giao dịch với đồng tiền kỹ thuật số mà giảm đối tượng phải đóng thuế theo thu nhập hay không ?
• Có thể chuyển những thua lỗ của đồng tiền kỹ thuật số sang các năm sau đó hay không ?
Không phải Cục thuế Liên bang cũng như Bộ Tài chính hiện tại chưa đưa ra một câu trả lời chính thức nào cho những câu hỏi này. Tuy nhiên, người đứng đầu của Cục Thuế Liên bang – ông Mikhail Mishustin trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ RBC đã đưa ra quan điểm rằng việc đánh thuế đối các giao dịch của đồng tiền kỹ thuật số nên tương tự giống như đối với các giao dịch bằng các công cụ tài chính phái sinh (PFI).
Vì vậy, hiện tại người đóng thuế sẽ phải đưa ra quyết định về việc tự khai báo các giao dịch với đồng tiền kỹ thuật số dựa trên khung pháp lý hiện hành và tuyên bố của người đứng đầu của Cục thuế Liên bang.
Do đó, hiện tại có thể xem xét 2 đặc thù phân loại của đồng tiền kỹ thuật số với mục đích đóng thuế : các công cụ tài chính phái sinh (dựa trên những tuyên bố của người đứng đầu Cục thuế Liên bang) hoặc tài sản (dựa trên các quy định hiện tại của pháp luật Liên bang).
Đồng tiền kỹ thuật số như công cụ tài chinh phái sinh ( PFI)
Tồn tại rủi ro nhất định trong việc phân loại đồng tiền kỹ thuật số như công cụ tài chính phái sinh. Như đã chỉ ra trong Điều 214.1 Luật thuế Liên bang và Luật liên Bang “Về thị trường tài chính”, PFI – nói đúng hơn là nhưng hợp đồng, còn đồng tiền kỹ thuật số nói đung hơn thì không hẳn như vậy.
Ngoài ra, PFI cần quy định nghĩa vụ của các bên theo thỏa thuận của hợp đồng các công cụ tài chinh phái sinh - ví dụ như định kỳ hoặc từng lần thanh toán số tiền tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Về mặt lý thuyết, PFI có thể dẫn tới việc phát hành Token (tương tự như cổ phiếu và thường lấy tên chính là tên của đồng coin đó khi bán cho nhà đầu tư) theo các thủ tục của ICO (hình thức kêu gọi vốn trong các dự án tiền kỹ thuật số, giống như IPO là hình thức gọi vốn của doanh nghiệp), và trao quyền sử dụng với phần lợi nhuận của công ty phát hành, nếu nghĩa vụ của công ty này được xác định theo nghĩa vụ hợp đồng).
Luật thuế Liên bang quy định thủ tục đánh thuế riêng đối với các giao dịch bởi các công cụ tài chính phái sinh (PFI). Theo đó, báo cáo kết quả các hoạt động giao dịch với đồng tiền kỹ thuật số được lưu thông hoặc không được lưu thông trên thị trường có tổ chức nên được quy định riêng chứ không liên quan hỗ trợ lẫn nhau.
Đồng thời, trong phạm vi của việc phân chia này, khoản lỗ của hoạt động giao dịch sẽ được tính vào lợi nhuận của giao dịch khác (không áp dụng đối với các giao dịch bán tài sản).
Trong trường hợp này, khoản lỗ từ hoạt động giao dịch với việc lưu thông đồng tiền kỹ thuật số có thể được chuyển lại tới các giai đoạn khác trong tương lai với mục đích giảm bớt đối tượng bị tính thuế từ các giao dịch với tiền kỹ thuận số. Còn đối với khoản lỗ từ các giao dịch với đồng tiền kỹ thuật số không được lưu thông sẽ không được chuyển nhượng sang các kỳ hạn khác trong tương lai.
Mặc dù có thể tồn tại sự không nhất quán Luật pháp Liên bang, phân loại đồng tiền kỹ thuật số như công cụ tài chinh phái sinh (PFI) mang lại nhiều lợi ích hơn khi xét về những gánh nặng thuế đối với cá nhân, hơn là phân chia đồng tiền kỹ thuật số như là một loại tài sản.
Đồng tiền kỹ thuật số như là một tài sản
Việc thừa nhận đồng tiền kỹ thuật số như một tài sản hợp lý hơn từ góc nhìn của khung pháp lý hiện hành.
Để xác định thuật ngữ "tài sản", Luật thuế Liên bang một lần nữa đề cập đến Luật dân sự (Điều 128 của Bộ Luật Dân sự Liên bang Nga) rằng, tài sản là những thứ như tiền mặt, trái phiếu, tiền chuyển khoản, chứng chỉ quỹ , chứng nhận quyền sở hữu, bản quyền sở hữu trí tuệ, và các tài sản khác.
Trong trường hợp thiếu bất kỳ giải thích chính thức nào và nhắc tới đồng tiền kỹ thuật số trong pháp luật của Nga thì rất công bằng khi tính loại tiền này vào tài sản khác.
Nếu hiểu rằng, đồng tiền kỹ thuật số được công nhận là tài sản thì doanh thu từ việc nó được bán chỉ nên đánh thuế nếu bản thân hoạt động bán này được thực hiện trước khi hết thời hạn 3 năm sở hữu đồng tiền kỹ thuật số .
Đồng thời, liên quan đến thu nhập từ hoạt động bán tài sản, pháp luật về thuế giả định sử dụng cơ chế khấu trừ thuế. Trong trường hợp đồng tiền ký quỹ, khoản khấu trừ như vậy sẽ không vượt quá 250.000 rúp một năm đối với tất cả thu nhập gộp của người đóng thuế trong giai đoạn này.
Đồng thời trong mối liên hệ với tiền thu nhập từ việc bán tài sản, luật thuế đề xuất sử dụng cơ chế khấu trừ thuế. Trong trường hợp đồng tiền kỹ thuật số thì khoản khấu trừ thuế này sẽ không được vượt quá 250.000 rúp một năm cho tổng tất cả thu nhập (thu nhập “Gross”) của người nộp thuế trong năm đó.
Nếu người đóng thuế có khối lượng lớn hơn các giao dịch với tài sản kỹ thuật số - có thể sử dụng cách tiếp cận khác và giảm tổng thu nhập từ các giao dịch với đồng tiền kỹ thuật số không phải dựa trên số tiền khấu trừ tài sản, nhưng các chi phí thực tế và chứng từ của việc mua lại đồng tiền kỹ thuật số.
Trong trường hợp này với các hoạt động khác về việc bán đồng tiền kỹ thuật số có thể sẽ được áp dụng với những cách tiếp cận khác nhau, những tổng số tiền khấu trừ tài sản trong giai đoạn này không được vượt quá 250.000 rúp.
Qua những phân tích trên cũng cần phải xem xét các khía cạnh sau:
• Khoản lỗ trong giao dịch với đồng tiền kỹ thuật số sẽ không được tính vào lợi nhuận các giao dịch của đồng tiền kỹ thuật số khác - Khả năng này bị bác bỏ qua những lý giải của Bộ Tài chính và Cục thuế Liên bang cho các giao dịch bán tài sản và không được quy định trong Luật thuế Liên bang Nga.
• Không thể sử dụng khoản thua lỗ từ các giao dịch khác đối với lợi nhuận của giao dịch với đồng tiền kỹ thuật số.
• Không chấp nhận việc chuyển các khoản thua lỗ từ các giao dịch với đồng tiền kỹ thuật số cho tương lai.
Như vậy, các đồng tiền kỹ thuật số được phát hành để huy động vốn trong các dự án tiền ảo (ICO), token là một tài sản phức tạp hơn so với các loại tiền tệ cổ điển, và trong mỗi quan hệ của chúng, việc phân loại theo đối tương này hay đối tương khác của luật dân sự có thể khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của token (cổ phiếu của đồng tiền kỹ thuật).
Trong mỗi quan hệ cổ điển của các đồng tiền kỹ thuật (như Bitcoin, Ether, vv), không có bất kỳ lời giải thích nào. Vậy nên người nôp thuế cũng có thể sử dụng những cách tiếp cận tính thuế như trên.
ĐỒNG HƯƠNG GROUP