Russia, Moscow, Street per. Gruzinskiy, Buil. 3
Email: Donghuonggroup@mail.ru

Apr 11

Chính phủ Nga đã thông qua các biện pháp chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa

Thủ tướng Dmitry Medvedev đã ký bản kế hoạch về các biện pháp chống buôn bán hàng lậu. Nhà Trắng dự kiến sẽ “quét sạch” chợ buôn bán hàng lậu và nhái. Nó sẽ giúp dễ dàng tiêu hủy các mặt hàng nhái và lậu, bằng việc tăng cường công tác kiểm tra trị giá hải quan, những đợt kiểm tra bất ngờ song song chính phủ sẽ phát triển hệ thống mã đánh dấu hàng hoá. Bên cạnh đó các phương tiện truyền thông đặc biệt và chương trình phát sóng truyền hình sẽ đưa thông tin cảnh báo cho người dần về hàng nhái. Được biết người dân cũng được lên kế hoạch tham gia vào việc kiểm tra hàng hóa nhái bằng một ứng dụng đặc biệt.

Tại cuộc họp của chính phủ, Dmitry Medvedev đã kêu gọi để “làm sạch” thị trường hàng giả theo nghĩa rộng nhất, từ hàng hóa nhập lậu đến sản xuất bất hợp pháp.



Trong chiến dịch chống buôn bán bất hợp pháp sẽ được điều động hầu hết các bộ máy nhà nước. Như là: Bộ Công nghiệp, Bộ Kinh tế, Cơ quan quản lý tài sản liên bang trong quý II sẽ phải lập bản kế họach về các biện pháp chống buôn bán hàng lậu. Trong quý III, Bộ Quốc phòng và Bộ Công nghiệp (Bộ Công nghiệp được coi là bộ thi hành chính của kế hoạch), Bộ Nội vụ, Bộ chống độc quyền Liên bang và Cơ quan An ninh Liên bang sẽ điều một số hạn chế đối với những công ty, doanh nghiệp tư nhân và người dân tham gia vào việc sản xuất hàng lậu, ship hàng và mua sắm các sản phẩm tạo ra mô hình các thiết bị quân sự. Những doanh nghiệp tham gia vào thị trường này sẽ được đưa vào danh sách theo dõi.

Tất cả các nhà sản xuất các sản phẩm bất hợp pháp đều đã được chuẩn bị giấy khám xét và sẽ bị tịch thu thiết bị để sản xuất, vận chuyển và bán hàng - và các đợt kiểm tra đột xuất của các bộ nội vụ.

Hải quan của Nga, Bộ Công nghiệp và Bộ chống độc quyền Liên bang sẽ phải tăng các đợt kiểm tra dành cho các công ty và doanh nghiệp tư nhân.

Cuộc chiến chống hàng lậu sẽ được hỗ trợ ở cấp độ quốc gia trong EEC (Liên minh Kinh tế Á Âu). Đối với các loại thực phẩm, ECE sẽ phát triển "các phương pháp xác nhận thành phần, phương pháp phát hiện nơi sản theo vùng địa lý" và thậm chí là "nhận dạng loại" dựa trên phân tích DNA. Đối với một số loại hàng hoá, chính phủ sẽ có thể thiết lập các yêu cầu về công nghệ sản xuất và lưu trữ hàng hoá. Cùng đó sẽ có quy định việc đình chỉ việc bán nhiên liệu mà không vượt qua được các đợt kiểm tra sơ bộ, và các chứng nhận bắt buộc đối với thiết bị nông nghiệp và thiết bị xây dựng. Theo Cơ quan Hải quan Liên bang, chỉ trong năm vừa qua đã có 1282 cuộc  kiểm tra các thiết bị công nghiệp (Nhóm hàng 84 và 85), và lệ phí phạt 3,3 tỷ rúp đã được thực hiện, và đã có 1.362 vụ phạm pháp và 39 vụ án hình sự.

Dự án đánh dấu xứ hàng hoá sẽ nằm trong vị trí trọng tâm của kế hoạch biện pháp chống buôn bán hàng lậu. Đến năm 2024, dự kiến sẽ được phát triển một hệ thống theo dõi nguồn gốc doanh thu tại Liên bang Nga. Nhà điều hành hệ thống thống nhất quốc gia sẽ do Trung tâm phát triển công nghệ tiên tiến quản lý. Dự án đánh dấu xuất xứ hàng hoá đã được thực hiện đối với một số sản phẩm như da thú, nhãn thuốc lá và dược phẩm. Cơ quan pháp luật hứa sẽ hỗ trợ các công ty kinh doanh hợp pháp dưới hình thức sửa đổi Luật thuế đối họ và áp dụng các chế độ thuế đặc biệt VAT.

Trong thời gian sắp tới EEC (Liên minh Kinh tế Á Âu) sẽ ra mắt hệ thống phát hiện nguồn gốc sản phẩm thuốc lá, tương tự hệ thống đã được thực hiện ở Nga kể từ tháng 1 năm nay. Vào đầu tháng 4 này, những gói thuốc lá đã được đặt mã hàng hóa sẽ xuất hiện trên thị trường.

Nguồn: https://news.mail.ru/economics/33078381/?frommail=1

ĐỒNG HƯƠNG GROUP