Russia, Moscow, Street per. Gruzinskiy, Buil. 3
Email: Donghuonggroup@mail.ru

Apr 03

Người Nga đã vượt qua các đợt khủng hoảng kinh tế như thế nào?

Đợt sụp đổ giá dầu trong tháng 3 vừa qua, đồng rúp mất giá và thị trường chứng khoán giảm mạn không phải là thách thức đối với tài chính đầu tiên của người Nga trong những năm gần đây. Chúng ta cùng nhớ lại những cơn bão kinh tế mà đất nước Nga đã trải qua và những sự kiện này đã thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào nhé.

1. Khủng hoảng tài chính Nga năm 2014

Kể từ nửa cuối năm 2014, đồng rúp đã dần dần mất giá và vào mùa thu, sự suy giảm đã tăng tốc và đạt đỉnh điểm vào ngày 16 tháng 12 “Thứ Ba Đen Tối”.

Vào ngày đó, giá trị của đồng đô la trên Sàn giao dịch Moscow đã tăng vọt lên đến 80 rúp, và đồng euro lên 98 rúp.

Nên lưu ý rằng vào hè năm 2014, đồng đô la theo tỷ giá của Ngân hàng Trung ương rơi vào 33-36 rúp và đồng euro nằm trong phạm vi 46-48 rúp.

Kết quả của sự suy giảm nhanh chóng giá trị của đồng rúp Nga là do giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây vì Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Trong nỗ lực ổn định thị trường, Ngân hàng Trung ương đã tăng lãi suất cơ bản ngay lập tức lên 6,5 điểm phần trăm - lên tới 17% mỗi năm, trong khi đó người dân bắt đầu từ bỏ tiền tiết kiệm bằng đồng rúp: mọi người bắt đầu mua các thiết bị gia dụng, xe hơi và những thứ khác với giá "cũ".

2. Điều này ảnh hưởng đến người Nga như thế nào?

Một năm sau sự sụp đổ của đồng rúp, rõ ràng những gì xảy ra không phải là một cuộc khủng hoảng tạm thời, mà là một thực tế kinh tế mới. Và mọi người bắt đầu thích nghi với nó. Chẳng hạn, người dân bắt đầu mua các điếu thuốc rẻ tiền, ăn ít bánh và mua đồ điện tử thường xuyên ít hơn. Nhìn chung, mức độ hạnh phúc của người Nga đã giảm xuống mức cho năm 2005.

Nhu cầu đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ giảm, các doanh nhân nhỏ bị phá sản, nhiều công ty lớn cũng vậy.

Khoảng 15% người Nga bắt đầu mở rộng trang trại tư nhân của họ để trồng rau và nuôi động vật trang trại. Du lịch ở nước ngoài đối với nhiều người trở nên không thể - và mọi người chuyển sang du lịch trong nước là chính, điều này đã làm hồi sinh ngành du lịch. Điều thú vị là sự trì trệ trong nền kinh tế Nga không ảnh hưởng đến tình hình nhân khẩu học ở nước này: mặc dù khủng hoảng, tỷ lệ sinh thậm chí còn tăng lên một chút.

Nhưng thu nhập thực tế của người Nga trong năm năm qua không tăng.



3. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010

Nga đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu đến từ Hoa Kỳ. Sự sụp đổ của thị trường tài chính mạnh nhất kể từ những năm 1930. Trong số các lý do cũng được gọi là bản chất chu kỳ chung của nền kinh tế - đó là suy thoái kinh tế là không thể tránh khỏi.

Do sản lượng giảm ở Mỹ và châu Âu, giá dầu đã giảm. Trong bối cảnh khủng hoảng và cuộc chiến kéo dài năm ngày giữa Nga và Georgia vào tháng 8 năm 2008, các nhà đầu tư phương Tây bắt đầu rút vốn khỏi Liên bang Nga. Ngân hàng Trung ương trong vài tháng đã cố gắng giữ đồng rúp, nhưng sự mất giá vẫn xảy ra.

Các khoản nợ của các ngân hàng Nga đối với các ngân hàng nước ngoài rất lớn đến nỗi dường như không thể trả hết được. Để thoát khỏi giai đoạn gay gắt đó Ngân hàng Trung ương Nga đã chịu mất gần một nửa số tiền tích lũy so với dự trữ.

Sau thập kỷ thành công nhất trong lịch sử, Nga đã bị ảnh hưởng đáng kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu: GDP giảm gần 11% và tỷ giá rúp thì mất giá tăng từ 25 rúp lên 35 rúp / đô la.

4. Điều này ảnh hưởng đến người Nga như thế nào?

Doanh nghiệp không có đủ vốn lưu động, nhiều công ty và nhà máy bị đình chỉ hoặc thậm chí đóng cửa. Vào tháng 12 năm 2008, số người thất nghiệp tăng thêm một phần tư. Đặc biệt bị ảnh hưởng là các gia đình có nhiều con cháu và những người trong độ tuổi trước khi nghỉ hưu.

Nếu không phải vì khủng hoảng, mức lương tối thiểu ở nước Nga sẽ không phải là 180 đô la, mà là 2700 đô la, và một nửa dân số sẽ thuộc về tầng lớp trung lưu.

Đó là những gì đã được viết trong Chiến lược đầu năm 2020, mà chính phủ đã thông qua ngay trước cuộc khủng hoảng.

5. Năm 1998 Nga phá sản.

Vào ngày 17 tháng 8 năm 1998, chính phủ Nga tuyên bố phá sản nhà nước: họ không có tiền để trả hết trái phiếu. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất khả năng thanh toán là giá dầu thế giới giảm mạnh.
Sau khi thông báo phá sản, đồng rúp nhanh chóng mất giá: vào ngày 15 tháng 8, tỷ giá đô la chính thức là 6,3 rúp, vào ngày 1 tháng 9 1998 - 9,33 rúp, vào ngày 9.09.1998 - 20,8 rúp.


6. Điều này ảnh hưởng đến người Nga như thế nào?

Họ đã trải qua một sự suy giảm mạnh về mức sống cùng với đó là lạm phát tăng vọt. Vì vậy, trong tháng 9, giá đã tăng ngay lập tức tới 38,4%. Lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ, các mặt hàng biến mất trong các cửa hàng tạp hóa và người người xếp hàng mua đồ. Đồng thời, tiền lương không được thanh toán ngay cả ở một số công ty thương mại (nhân viên nhà nước thậm chí đã chờ đợi hàng tháng để kiếm được tiền).

Cuộc khủng hoảng vào năm 1998 đã tàn phá nhiều doanh nhân. Từ một người có tài sản ước tính lên tới hàng tỷ đô la, sau một đêm có thể biến thành một con nợ, và bị bắt buộc phải trả lại một số tiền thậm chí còn lớn hơn.

Nhưng những người nào sống sót được qua đợt khủng hoảng sau đã trở nên mạnh mẽ hơn.

Do giá dầu tăng bất ngờ, nền kinh tế Nga đã phục hồi khá nhanh sau khi vỡ nợ (Năm 1999, GDP tăng 6,4%, một năm sau đó - 10%).

Tuy nhiên, tháng 8 năm 1998 đã để lại rất nhiều tổn thương về mặt tâm lí cho người dân nước Nga. Một lần nữa, người dân đã xác nhận được rằng những gì họ đã tích lũy bao năm qua họ có thể mất hết vào một phút, và không nên tin tưởng vào chính quyền - bởi vì ba ngày trước khi vỡ nợ, Tổng thống Boris Yeltsin đã kiên quyết và nói rõ ràng khả năng xảy ra kịch bản như vậy là hoàn toàn khổng thể.



Với việc giá dầu giảm mạnh và sự lây lan của COVID-19, đã ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn; đối với nông lâm hải sản bị ảnh hưởng bởi gián đoạn xuất khẩu; đối với cách đoanh nghiệp sản xuất khác thì vận hành có thể bị tạm dừng. Nga có kinh nghiệm thành công trong việc vượt qua những khó khăn và khủng hoảng như vậy. Nếu COVID-19 được kiểm soát, thì các hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành sẽ được "bung ra" sau khi bị "nén" lại do COVID-19.

Trong mùa dịch COVID 19 này, không có gì hơn là chúng ta hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe cộng đồng, cùng nhau vượt qua đại dịch. Đồng Hương Group luôn luôn sẵn sàng cung cấp thông tin và tư vấn cho các bạn con đường đi đúng nhất ở Liên Bang Nga.

Đồng Hương Group