Russia, Moscow, Street per. Gruzinskiy, Buil. 3
Email: Donghuonggroup@mail.ru

Jan 21

Đồng Hương Group nghĩ về cộng đồng Việt Nam ở Nga ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai

Người Việt Nam chúng ta ở Nga sống và làm việc trong các thời kỳ có tính chất cộng đồng, từ năm 1975 chúng ta đã sống ở những khu như ký túc xá  ốp Búa Liềm, ốp Zil... trong thời kỳ hợp tác lao động, sau đó Liên Xô tan rã thì chúng ta đã sống vào những khu như Đôm 5 cũ, ký túc xá ở Rustaveli, ốp Vòng Bi, ốp Sokol, ốp Thủy Lợi, Sông Hồng, và bây giờ ở những khu ngoại giao đoàn. Buôn bán thì ở chợ Trud (lao động), Đôm 5 cũ, Đôm 5 mới, Salut 2, Salut 3, Salut 4, Salut 5, chợ Asean, Togi, chợ Vòm, chợ Moskva, chợ Sadavod…



Người Việt Nam qua đây bằng nhiều mục đích khác nhau: sinh viên du học, công nhân qua đây theo diện trao đổi hợp tác của 2 nhà nước, du lịch ồ ạt sau 1991 và bây giờ qua bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngày xưa (trước năm 1991), người Việt Nam chúng ta vào Nga không cần Visa khi đi du lịch và một số ở lại sống tản mạn ở những ký túc xá của công nhân Việt Nam, ký túc xá của sinh viên Việt Nam, chúng ta buôn bán, kiếm tiền tự phát theo quy luật cung cầu. Cảm ơn sự phân bố theo hiệp định hợp tác lao động và học tập của nhà nước Nga và Việt Nam nên Việt Nam chúng ta có mạng lưới phân phối hàng hóa tự phát khắp Liên Xô (ngày đó) và khắp Nga (bây giờ). Điều này không có một quốc gia nào khác có thể làm được, các đàn anh, đàn chị của chúng ta đã tạo cho chúng ta mạng lưới trên, được lòng của dân và chính quyền, hàng hóa ngày đó đem qua cái gì cũng bán và tiêu thụ được,và ngược lại, người Việt Nam chúng ta cũng thu mua nhiều đồ đạc dân dụng (ví dụ: nồi áp xuất, vòng bi, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, tủ lạnh, tivi) gửi hàng về Việt Nam để quy ra tiền (theo quy luật: hàng hóa - tiền, tiền-hàng hóa) vì đồng “rúp” ở Việt Nam không thịnh hành. Nói những điều đó, chắc chắn nhiều bạn không thể hiểu nổi so với điều kiện bây giờ.

Tóm lại sự hình thành cộng đồng Việt Nam ở Liên Xô và Nga còn tự phát, đặc biệt là từ khi có Olimpiad năm 1980 cho đến nay đã hơn 34 năm. (Tôi muốn nói là 34 năm, nó đã trải qua rất nhiều thời gian và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử ở Liên Xô và Liên bang Nga). Và cho đến nay chúng ta cũng đều tự phát tồn tại. Trong cuộc sống, trong công việc hiện nay ở Nga chúng ta như nằm trong quả bóng nước, bóp chỗ này nó lồi ra chỗ khác, cho đến lúc nào đó nó sẽ vỡ ra chúng  ta sẽ chỉ còn những giọt nước nhỏ! Đồng Hương Group muốn tâm sự đôi dòng cùng các bạn. Có thể chúng ta rút ra được một ý tưởng gì đó. Có khi nào các bạn tự hỏi là cộng đồng Việt Nam ở Nga hình thành từ khi nào? Như thế nào? Sẽ thay đổi phát triển ra sao? Có tồn tại được hay không trong bối cảnh ngày nay, ngày mai? Có bền vững được hay không?  Để tồn tại bền vững chúng ta phải làm gi? Cần hay không sự tồn tại cộng đồng Việt Nam ở Nga cho mỗi chúng ta và cho cộng đồng? Sự khác biệt và sự giống nhau giữa cộng đồng Việt Nam tại Nga với cộng đồng Việt Nam ở các nước khác như Đông Âu, Tây Âu, Mỹ, Úc, giữa cộng đồng Việt Nam và các cộng đồng nước ngoài khác ở Nga, cộng đồng các nước SNG. Ưu điểm và hạn chế của cộng đồng Việt Nam so với cộng đồng khác, cộng đồng Việt Nam dưới con mắt của người dân, của nhà nước Nga. Để phát triển được tốt, bền vững, mạnh mẽ thì mỗi chúng ta phải làm gì, cần làm gì?

Đồng Hương Group rất mong muốn được hợp tác và nhận được nhiều ý kiến về sự tồn tại và phát triển của cộng đồng Việt Nam tại Nga để cho cộng đồng Việt Nam của chúng ta phát triển tốt, hùng mạnh, ổn định lâu dài, an khang thịnh vượng và đẳng cấp đóng một vai trò không nhỏ trong xã hội Nga cũng như là cầu nối cho tình hữu nghị hai nước Nga-Việt ngày càng phát triển hơn nữa.

Website: http://donghuonggroup.ru
Email: Donghuonggroup@mail.ru
Điệnthoại: 8-909-911-6868     

Donghuonggroup.ru