Russia, Moscow, Street per. Gruzinskiy, Buil. 3
Email: Donghuonggroup@mail.ru

Feb 20

ĐỂ NHẬP QUỐC TỊCH NGA, ĐIỀU GÌ KHÁC NHAU GIỮA NGƯỜI CÓ VÀ NGƯỜI KHÔNG CÓ VỢ HOẶC CHỒNG LÀ NGƯỜI CÓ QUỐC TỊCH NGA

Trong thời điểm hiện nay, khi mà sự ổn định pháp lý về di trú rất quan trọng (sự khắt khe về giấy tờ, sự yêu cầu rõ ràng và minh bạch trong việc sử dụng đúng mục đích của visa, tình hình thay đổi về chính sách hạn ngạch hàng năm, sự hạn chế về giới hạn nơi, vùng và chức năng làm việc phải đúng như ghi trong quyền lao động và việc thi hành luật, kiểm tra luật di trú càng ngày càng chặt, hơn nữa vì đây là nguồn thu lớn cho nhà nước từ những cá nhân hay công ty vi phạm phải trả số tiền phạt rất lớn) thì việc trở thành công dân Nga là một trong những điều mong muốn của nhiều người, khi nhận được quốc tịch thì tất cả mọi vấn đề phức tạp kể trên sẽ không còn nữa.

Đồng Hương Group muốn chia sẽ với bà con rằng, có nhiều con đường khác nhau để nhận được quốc tịch, con đường cổ điển và hay được sử dụng thường xuyên nhất là hình thức cưới vợ/chồng. Thế nhưng Đồng Hương Group muốn nói rằng, các anh/chị phải hiểu là có vợ hoặc chồng là người có quốc tịch Nga, thì đây là một trong những điều kiện để nhập quốc tịch, và có thể các anh/chị không muốn nhập vì lý do nào đó, vấn đề này khác với chuyện là lấy vợ lấy chồng để nhận quốc tịch, vì đây là mục đích thực hiện hành vi đó.

Vậy để hiểu biết kỹ, thì chúng ta hãy xem: điều khác nhau như thế nào đối với anh/chị có hoặc không có vợ/chồng là người có quốc tịch Nga.

A. Người có vợ hoặc chồng là người có quốc tịch Nga và muốn nhận được quốc tịch Nga thì phải qua các giao đoạn và thời gian như sau:
1 – Nộp hồ sơ xin nhận quyền tạm trú có giá trị 3 năm mà không cần hạn ngạch (quota), trên cơ sở đã có vợ/chồng là người có quốc tịch Nga (có giấy chứng nhận kết hôn).
2 – Nộp hồ sơ xin thường trú trên cơ sở đã có tạm trú.
3 – Nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Nga sau khi đã có thường trú và tổng số thời gian sống chung với vợ hoặc chồng người có quốc tịch Nga ít nhất là 3 năm.

Trong trường hợp này việc xét duyệt sẽ đơn giản và thời gian ít nhất là 6 tháng, và thẩm quyền xem xét và duyệt sẽ thuộc cơ quan di trú.

B. Người không có vợ hoặc chồng là người có quốc tịch Nga hoặc không theo những diện ưu tiên khác thì:
1 – Nộp đơn xin quota (hạn ngạch) để tạm trú 3 năm.
2 – Nộp đơn xin nhận quyền tạm trú trên cơ sở quota đã cấp.
3 – Nộp đơn xin nhận thường trú trên cơ sở đã có tạm trú.
4 – Nộp đơn xin nhận quốc tịch trên cơ sở đã có thường trú 5 năm.

Trong trường hợp này hồ sơ sẽ được xét duyệt bởi hội đồng xét duyệt trực thuộc văn phòng tổng thống Nga.

Thực tế nhìn và so sánh thì không có gì đặc biệt giữa phần A và phần B, thế nhưng chúng ta lưu ý mục 1 phần A có ghi là trên cơ sở giấy kết hôn. Như vậy, khi có giấy kết hôn thì chúng ta sẽ bị ràng buộc bởi bộ luật: hôn nhân và gia đình. mà trong đó có nhiều mục như quyền lợi (quyền lợi trước mắt là anh/chị có thể nhận được tạm trú 3 năm không cần hạn ngạch) nghĩa vụ và trách nhiệm (cùng xây dựng tổ ấm gia đình, đẻ con đẻ cái, cùng đóng góp công sức, vật chất, tài chính, cùng chia sẽ ngọt bùi cùng nhau như hoạn nạn, chăm sóc lúc ốm đau, bệnh tật…), hoặc là tài sản phải của chung nếu như không có những điều kiện khác kèm theo .v.v.v…

Trên thực tế, trong thời gian cuối này rất có nhiều người nước ngoài đi theo diện có vợ hoặc chồng là người có quốc tịch Nga (đã hoặc chưa có tạm trú, đã có thường trú, thậm chí đã có quốc tịch Nga) đã bị cơ quan di trú gọi lên phỏng vấn, có người đã bị cơ quan công tố gọi lên với nhiều lý do khác nhau mà một trong những câu hỏi thường gặp là: anh tên gì? vợ anh tên gì? quen nhau lâu chưa? hoàn cành nào? có con bao nhiêu tuổi, vợ đang làm gì, địa chỉ sống với vợ ở đâu, vợ thích gì? .v.v.v… hoặc là nhiều trường hợp trong đơn khi làm tạm trú 3 năm không chung khớp với thường trú hoặc đơn xin quốc tịch, hoặc là sau khi đã nhận quốc tịch thì làm đơn cho con. cho vợ cũ mà trước đó không thấy ghi trong đơn, hoặc là nhiều người bị vợ là người có quốc tịch Nga đòi những quyền lợi này, nọ hoặc kiện lên cơ quan di trú, hoặc có người không may vợ bị tai nạn, không có người thân bên cạnh thì người ta hỏi chồng là ai, để ký vào biên bản giấy tờ khi phải mổ xẻ, thậm chí có người không biết mặt chồng hay vợ là ai, không có trên tay thậm chí copy hộ chiếu của vợ hay chồng, không có tờ chứng nhận kết hôn, không biết nó như thế nào, ký ngày nào .v.v.v… nói chung là muôn hình muôn vẽ.

Có rất nhiều người biết là mình đã có vợ là người có quốc tịch Nga, thế nhưng trong đầu không khi nào nghĩ người đó là vợ mình vì thực sự đó chỉ là trên giấy tờ, do đó khi hỏi vợ là ai, thì trả lời là có vợ cũ chứ không phải có vợ đang hiện có.

Với tất cả lý do trên, chính vì vậy những người bị gọi hầu như là không lên gặp cơ quan hành pháp, chính vì vậy hồ sơ đã không được chấp thuận, thậm chí có trường hợp đã có quốc tịch 15 năm cũng bị tòa quyết định hủy. Theo luật của Nga thì nếu như cưới vợ hoặc chồng không vì mục đích xây dựng gia đình mà chỉ vì mục đich lấy đó làm con đường nhận quốc tịch thì sẽ bị truy tố, ra tòa và hủy quốc tịch đã cấp.

Vậy một lần nữa Đồng Hương Group xin nhắc nhở bà con:
1 – Hãy hoàn thiện pháp lý di trú càng nhanh càng tốt.
2 – Hãy chọn cho mình con đường đi đúng, đúng luật, hợp pháp, và kịp thời nhất.
3 – Hãy xây dựng lịch sử pháp lý di trú cho mình, cho vợ mình, và con cái mình rõ ràng, minh bạch nhất.

Và cuối cùng, nhân dịp năm mới Ất Mùi 2015, Đồng Hương Group xin chuyển đến bà con lời chúc sức khỏe, gia đình hạnh phúc, an khang thịnh vượng, thành đạt và may mắn.

Tel: 8-909-911-68-68