Russia, Moscow, Street per. Gruzinskiy, Buil. 3
Email: Donghuonggroup@mail.ru
Trang chủ
Giới thiệu
Dịch vụ
Tin tức và Sự kiện
Tin tức nước Nga
Tin tức Donghuonggroup
Hoạt động cộng đồng
Người Việt năm châu
Thư viện ảnh
Liên hệ
Khách hàng
Du lịch, tổ chức sự kiện
Dec
23
Tết của người Nga xưa và nay
23/12/2016, 9:07
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến lễ giáng sinh (25/12) và hơn 1 tuần nữa là chúng ta sẽ cũng nhau đón chào năm mới 2017. Ở các nước phương Tây, thông thường lễ Giáng sinh được tổ chức tưng bừng với nhiều quà cáp hơn ngày lễ năm mới. Ở Nga và các nước Đông Âu, lễ Giáng sinh được tổ chức theo lịch Julian (tức là vào ngày 7/1 hàng năm), muộn hơn 13 ngày so với Giáng sinh của các nước phương tây khác.
Người có công đưa nước Nga “hội nhập” với thế giới phương Tây trong đó có việc đón Tết dương lịch, chính là vua Piot Đại đế - vị vua nổi tiếng anh minh trong lịch sử nước Nga. Từ năm 1697 - 1698, ông đã đi khắp châu Âu để học hỏi kinh nghiệm và khi quyết định những vấn đề lớn ông đều tham khảo ý kiến của các chuyên gia nước ngoài. Vì vậy dưới sự trị vì của ông, kinh tế rất phát triển, nghị viện được thành lập, lực lượng hải quân ra đời. Nước Nga trở thành một đế chế hùng mạnh khắp thế giới thời đó.
Trước năm 1700, nước Nga đón Tết vào ngày 1/9 và gọi là lễ Mùa thu. Theo phong tục xưa, Giáng sinh thường được người Nga tổ chức trong ba ngày là mùng 7-8-9 tháng 1. Trước Giáng sinh người ta thường ăn chay 40 ngày với những quy định rất nghiêm ngặt. Trong những ngày này không được phép ăn thịt, trứng, sữa, mỡ động vật. Trong các ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu không được ăn cá và uống rượu. Các ngày còn lại trong tuần thì được phép ăn thức ăn với dầu thực vật. Ngày mùng 6 tháng 1 là ngày cuối cùng của lễ ăn chay, tuy nhiên chỉ được phép ăn các món thịt, cá sau khi ngôi sao đầu tiên mọc lên. Trong buổi tối này mọi người thường quay quần xung quanh những đống lửa lớn vì họ cho rằng lửa sẽ xua đi bóng tối để bắt đầu một năm mùa màng bội thu và giúp cho linh hồn của những người đã khuất không bị lạnh lẽo. Sau khi vua Piot Đại đế thay thế ngày đón năm mới và sử dụng hình phạt nặng đối với những người “hoài cổ” còn lén lút tổ chức Tết cũ nên tiệc mừng năm mới đã dần trở thành truyền thống của xã hội Nga.
Đầu thế kỷ 18, để trang hoàng đón năm mới tại các gia đình thường có 1 cành cây lộc (chưa phải là cây thông như hiện nay) có treo 3 thứ bắt buộc mang nhiều ý nghĩa. Đó là quả táo- biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, các loại hạt dẻ - biểu tượng cho sự linh thiêng thần thánh và trứng - biểu tượng cho sự thăng tiến, hài hòa và no đủ.
Sang đến đời nữ hoàng Elizavet I (giữa thế kỷ 18), bà rất coi trọng việc tổ chức lễ hội mừng năm mới. Ngày 2/1/1751, tờ báo “St. Petersburg Vedomosti” đã mô tả có khoảng 15.000 người tham gia lễ hội giả trang mừng năm mới trong khuôn viên Hoàng cung.
Còn nữ hoàng Ekaterina thì lại rất coi trọng ăn uống. Những món ngon, cầu kỳ do các đầu bếp người Pháp biểu diễn được bà tôn vinh như là các món quà có ý nghĩa đón mừng năm mới.
Trước thế kỷ 19, rượu champagne bị người Nga coi như một loại nước của quỷ vì khi mở nút thì nổ tung và trào bọt… Theo truyền thuyết, sau khi đánh bại Napoleon, năm 1813 quân đội Nga- với tư cách kẻ thắng trận, tràn vào thành phố Reims (Pháp) đập phá các nhà máy sản xuất champagne nổi tiếng. Sau 3 năm kể từ khi biết đến rượu champagne, Nga đã trở thành khách hàng lớn nhất của loại rượu nổi tiếng này. Thời đó, lượng rượu được người Nga sử dụng còn lớn hơn cả người Pháp. Và rượu champagne đã dần trở thành thứ đồ uống không thể thiếu trên bàn tiệc năm mới ở Nga. Từ giữa thế kỷ 19, cây thông năm mới đã bắt đầu chính thức được trang hoàng trong mỗi gia đình và đến cuối thế kỷ 19 thì nó cũng đã trở nên quen thuộc với ngay cả các gia đình ở nông thôn.
Năm 1918, bằng Sắc lệnh Lê-nin, Liên Xô (trong đó có nước Nga) chính thức chuyển sang dương lịch. Thời kỳ này cũng là thời kỳ mà nền kinh tế “khó khăn đủ đường” - lương thực thực phẩm được cung cấp theo tem phiếu. Đón năm mới gần như chẳng có gì, cây thông năm mới cũng dần đi vào quên lãng. Năm 1919 Liên Xô tuyên bố hủy bỏ việc tổ chức đón Giáng sinh và năm mới. Những ngày cuối năm và đầu năm chuyển thành ngày làm việc bình thường. Tuy nhiên trong mỗi gia đình, đón năm mới vẫn được tổ chức trong âm thầm và kín đáo. Nếu như trước kia, đón năm mới là đi dạo, là nhảy múa, là ăn uống… thì nay chỉ là những bữa tiệc nhỏ tiến hành trong lặng lẽ ở mỗi gia đình.
Sau khi chế độ tem phiếu bị hủy bỏ vào tháng 10/1935. Tết dương lịch chính thức được công nhận là ngày lễ. Và đến năm 1937, kỷ niệm 20 năm Cách mạng tháng Mười, lần đầu tiên Liên Xô tổ chức đón năm mới long trọng, rầm rộ và rực rỡ. Nhưng những năm chiến tranh thế giới thứ 2 lại bắt người Nga tạm quên đi việc tổ chức đón Tết. Rồi những năm kinh tế gặp khó khăn thời bao cấp cũng gây nên những xáo động trong đời sống thường nhật cũng như trong việc tổ chức Tết của người dân Nga. Đặc biệt là những năm 1980 khi Chủ tịch M.Gorbachyov ban bố lệnh cấm uống rượu bia. Các nguồn nguyên liệu để sản xuất ra các loại đồ uống này ví dụ như nho đều bị phá bỏ.
Liên Xô tan rã. Năm 1991, B. Elxin lên làm Tổng thống. Sau 74 năm, nước Nga chính thức kỷ niệm và tổ chức lễ Giáng sinh. Cho tới nay thì những phong tục này vẫn được người người dân Nga đón nhận như là một dịp để chào đón năm mới và bày tỏ sự quan tâm yêu thương tới những người xung quanh.
ĐỒNG HƯƠNG GROUP
Tin liên quan
Chương trình mua sắm tết 2017
(21/12)
Những “đặc sản” nên mua khi đến Nga
(20/12)
Chương trình tham quan mùa đông tại Liên Bang Nga
(19/12)
Top 5 địa điểm trượt tuyết tại Matxcơva
(15/12)
Thăm thú những công viên tại Moscow mùa lễ hội
(14/12)
10 thành phố đẹp nên ghé thăm khi đến Nga vào dịp năm mới
(13/12)
Moscow đã sẵn sàng chào đón một năm mới rực rỡ
(9/12)
Bật mí những nhà hàng có không gian đẹp nhất để ngắm pháo hoa đêm giao thời tại Matxcova
(8/12)
Moscow
1
Dịch vụ tư vấn pháp lý
2
Dịch vụ giới thiệu việc làm
3
Mua, bán, cho thuê BĐS
4
Du lịch, tổ chức sự kiện
5
Chương trình tour
6
Du học Liên Bang Nga
7
Tổ chức các khoá học nâng cao
8
Tổ chức các đoàn công tác
9
Ẩm thực
10
Sức khoẻ cộng đồng